Vốn Điều Lệ Và Vốn Chủ Sở Hữu Khác Nhau Như Thế Nào?

Mục lục

Để thành lập một doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề mà người thành lập doanh nghiệp hay chủ đầu tư quan tâm. Một trong những vấn đề khi thành lập doanh nghiệp mọi người quan tâm nhiều nhất là Vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong vấn đề về vốn, nhiều người hay đặt lên bàn cân so sánh giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Vậy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì? Làm sao để phân biệt 2 loại vốn này? Bài viết dưới đây Nasalaw sẽ giải đáp cho các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Vốn điều lệ

Luật doanh nghiệp 2021 quy định về vốn điều lệ tại điều 4: 

27. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Như vậy, vốn điều lệ được xây dựng dựa trên việc góp vốn của các thành viên.

Tại khoản 18 điều 4 quy định về góp vốn như sau: 

18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

 Vốn điều lệ được thành lập dựa trên việc góp vốn của các thành viên, là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro đối với các thành viên góp vốn và là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

>>> Xem thêm: Những Đối Tượng Nào Không Được Thành Lập Doanh Nghiệp

Vốn chủ sở hữu 

Là số liệu phản ánh tình hình tăng giảm các loại nguốn vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp và của các thành viên góp vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không cam kết thanh toán.

Do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hay hình thành từ quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều chủ sở hữu vốn công ty.

Bao gồm: vốn góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp, chủ sở hữu của nhà nước cá nhân, tổ chức, cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Các khoản thặng dư vốn cổ phần, các khoản nhận biếu tài trợ, vốn bổ xung từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản chênh lệch khi đánh giá tài sản, chênh lệch tỉ giá hối đoái, quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng làm trong phân mục của bảng cân đối kế toán cua doanh nghiệp.

vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Để giúp cho các bạn dễ dàng phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào thì Nasalaw xin mời các bạn xem qua bảng sau đây.

Tiêu chí

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Về bản chất

Là tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của công ty thu lại được.

Là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để thực hiện góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó

Về chủ sở hữu

Có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc của các tổ chức tham gia vào góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng có có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu.

Thuộc sở hữu các các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết thực hiện góp vào doanh nghiệp

Cơ chế hình thành

Do nhà nước cấp hoặc do doanh nghiệp bỏ ra  hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.

Được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Về đặc điểm

Do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư thực hiện góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do vậy nguồn vốn của chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

Có thể được coi là một khoản nợ khi doanh nghiệp bị phá sản.

Về ý nghĩa

Phản ánh số liệu và tình hình tăng hoặc giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

Là sự cam kết mức trách nhiệm về vật chất của các thành viên với khách hàng và đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

>>> Xem thêm: Vốn Điều Lệ Là Gì? Những Vấn Đề Xoay Quanh Vốn Điều Lệ Mà Bạn Nên Biết

Nasalaw – Đơn vị tư vấn pháp lý và thuế uy tín tại Hồ Chí Minh

Trên đây là những chia sẻ của Nasalaw về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu!

Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về tư vấn thành lập doanh nghiệp hay các dịch vụ tư vấn pháp lý khác có thể liên hệ với Nasalaw – một trong những công ty Luật hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và thuế uy tín tại TPHCM. 

Với phương châm: “Chất lượng – Uy tín – Bảo mật” Nasalaw đã xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp gồm các luật sư và cộng sự với năng lực chuyên môn cao, đem đến cho tất cả khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn và đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ xin visa, thẻ tạm trú, …
  • Sở hữu trí tuệ
  • Luật sư Doanh nghiệp
  • Dịch vụ thuế và kế toán

Bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0901301191 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ: 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn trực tiếp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM