So Sánh Ưu Điểm – Nhược Điểm Các Loại Hình Doanh Nghiệp

Mục lục

Bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp? Với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục đăng ký kinh doanh và thành lập công ty trọn gói, Nasalaw tin tưởng là hãng luật uy tín đồng hành cùng bạn trong quá trình khởi nghiệp.

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp hợp pháp khác nhau. Chính vì vậy mà để có thể chọn được một loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại cũng như giúp công ty có được sự định hướng phát triển tốt thì chủ doanh nghiệp phải là người nắm được thông tin cơ bản của từng loại hình doanh nghiệp.

Nasalaw trân trọng tư vấn đến bạn các hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

HÌNH THỨC KINH DOANH ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
1. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản ngân hàng độc lập;
2. Trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty;
3. Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
4. Được mở rộng hình thức kinh doanh như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà không hạn chế số lượng;
5. Hình thức kế toán lựa chọn khấu trừ nên việc đóng thuế sẽ phụ thuộc vào doanh thu của công ty trừ đi các chi phí hợp lý theo nguyên tắc kế toán;
1. Phải thực hiện việc kê khai thuế hàng tháng theo luật Thuế;
2. Chi phí thành lập ban đầu cao do phải mua Token khai thuế, thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu;
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
là doanh nghiệp được thành lập do các thành viên cùng nhau góp vốn. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa 50.
1. Có tư cách pháp nhân;
2. Trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty;
3. Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
4. Việc chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ về điều kiện nên các thành viên còn lại dễ dàng kiểm soát được việc bổ sung thành viên mới, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty không phải đóng thuế thu nhập cá nhân
1.Việc huy động vốn bị hạn chế do số lượng thành viên ít và không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
2. Số lượng thành viên bị giới hạn không quá 50 nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô khi muốn tăng số lượng thành viên góp vốn;
CÔNG TY CỔ PHẦN
là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
1. Có tư cách pháp nhân;
2. Chế độ trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;
3. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
4. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng và không giới hạn số lượng cổ đông nên phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng. 
1. Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
2. Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia và tồn tại mãi mãi trong côn ty cổ phần dù cổ đông đó đã chuyển nhượng vốn.
3. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân (0,01% tổng giá trị chuyển nhượng) dù cổ đông chuyển nhượng không có lãi hoặc chuyển nhượng cổ phần dưới trị giá mua.
CÔNG TY HỢP DANH
Là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
1. Có tư cách pháp nhân
2. Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người chính là các thành viên hợp danh;
3. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
4. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín.
1. Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh cao.
2. Mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
3. Thành viên hợp danh rời khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rời khỏi công ty.
HỘ KINH DOANH
Là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
1. Không phải kê khai thuế hàng tháng, áp dụng chế độ thuế khoán và hóa đơn trực tiếp nên sổ sách, hồ sơ kế toán đơn giản cho chủ hộ kinh doanh;
2. Quy mô nhỏ phù hợp với hộ gia đình kinh doanh hoặc cá nhân bắt đầu kinh doanh, đặc biệt thực hiện cung cấp hàng hóa tiêu dùng trực tiếp cho cá nhân là chính như buôn bán quần áo, dịch vụ nhà hàng, ăn uống, thiết kế thời trang, buôn bán hàng tiêu dùng cá nhân, tạp hóa.
3. Hộ kinh doanh cá thể có thể được chuyển đổi sang thành doanh nghiệp: công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
4. Quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh đơn giản.
1.Vì là thuế trực tiếp nên khi đối tác, bạn hàng mua bán hàng hóa của hộ cá thể là doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) nên nhiều doanh nghiệp sẽ không lựa chọn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh;
2. Không có con dấu tròn;
3. Hộ kinh doanh cá thể chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động nên hạn hẹp trong quá trình kinh doanh.
4. Không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của mình.
5. Không mở chi nhánh/ địa điểm kinh doanh/ văn phòng đại diện được.
6. Chủ sở hữu không chuyển nhượng phần vốn góp được.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân
1. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
2. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng.
1. Không có tư cách pháp nhân;
2. Chế độ trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
  

Cơ sở pháp lý – Luật doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
– Nghị định 108/2018/NĐ-CP;
đăng ký doanh nghiệp

Thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại Nasalaw – Uy tín – Chuyên nghiệp – Nhanh chóng


Một số khó khăn khách hàng hay gặp phải trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

  • Không xác định được hình thức kinh doanh phù hợp;
  • Khó khăn trong việc soạn thảo và nộp hồ sơ;
  • Thiếu kinh nghiệm trong việc trao đổi, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Những khó khăn gặp phải sẽ dẫn đến tình trạng chậm trễ hồ sơ. Việc lựa chọn dịch vụ uy tín, có kinh nghiệm sẽ giúp nhà đầu tư đạt hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Nasalaw cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ:

  • Tư vấn loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
  • Lập hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;;
  • Tư vấn các thủ tục sau đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn các thủ tục thuế, bảo hiểm, tài chính kế toán, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị, … trong quá trình kinh doanh.
  • Đánh giá rủi ro, loại bỏ các rủi ro pháp lý trong quá trình khởi nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Nasalaw:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên viên của Công ty Luật TNHH Nasalaw thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật. Nghiêm cấm hành vi sao chép, sử dụng, trích lại không dẫn nguồn từ Nasalaw.
  2. Bài viết có sử dụng những thông tin, quy định pháp luật chỉ có hiệu lực tại thời điểm trích dẫn. Quý Nhà đầu tư chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo;
  3. Trường hợp Quý nhà đầu tư còn thắc mắc nên liên hệ chuyên viên, luật sư tại Nasalaw để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM