Đăng Ký Bảo Hộ Quyền Tác Giả

Mục lục

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được tự động hình thành từ khi tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chất cụ thể mặc dù tác phẩm đó đã được đăng ký hay chưa đăng ký, đã được công bố hay chưa công bố. Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là không bắt buộc nhưng là căn cứ để chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. Nasalaw tư vấn những vấn đề cần quan tâm liên quan đến thủ tục đăng ký quyền tác giả:

đăng ký bảo hộ quyền tác giả

“Nasalaw cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả chuyên nghiệp, tin cậy – Liên hệ: 0901.30.11.91”

Chủ thể đăng ký Bảo hộ quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ là:

  • Tổ chức, cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả được quy định cụ thể từ điều 37 đến điều 42 Luật Sở Hữu Trí Tuệ.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên gồm:

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Những sản phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được  tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác sẽ được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Ngoài ra, còn có tác phẩm phái sinh tức là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn chỉ được bảo hộ nếu nó không làm phương hại đến tác phẩm chính.

Những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả sẽ có các thời hạn bảo hộ khác nhau tùy vào mỗi loại, cụ thể:

  • Quyền quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng và nêu tên hay bút danh trên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm sẽ được bảo hộ vô thời hạn;
  • Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản liên quan được bảo hộ:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Tác phẩm không thuộc loại hình trên thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết

Thời điểm chấm dứt Thời hạn bảo hộ: Là vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Thẩm quyền cấp

Cục bản quyền tác giả

 

Đối với những tác phẩm có giá trị về kinh tế, dễ bị sao chép, lạm dụng, đánh tráo tác phẩm thì nên thực hiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ sở pháp lý có giá trị nhất để chứng minh. Việc tổ chức, doanh nghiệp đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm sẽ nâng giá trị tài sản của công ty khi thực hiện định giá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động về sau.

Trước thực trạng cá nhân, tổ chức tại Việt Nam không chú trọng đăng ký bảo hộ quyền tác giả ngay từ đầu nên xảy ra việc tranh chấp sau này rất mất thời gian và tốn kém. Công ty Luật Nasalaw hỗ trợ quý khách hàng thực hiện trọn vẹn các thủ tục đăng ký quyền tác giả từ khi bắt đầu đến khi nhận được giấy bảo hộ.

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm:

  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM