Mục lục
Dân gian có câu “Phi thương bất phú”! – Không kinh doanh thì không thể làm giàu. Để bắt đầu công việc kinh doanh thì thủ tục cần trước nhất là thành lập công ty. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp như thế nào? Hãy để Nasalaw giúp bạn thực hiện điều đó nhé.
Thành lập công ty là gì?
Để thành lập công ty thì việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ là vô cùng cần thiết. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà người thành lập công ty cần các thủ tục đơn giản hay phức tạp.
- Thành lập công ty tiếng anh là: Open a company
- Thành lập doanh nghiệp: Established businesses
Thành lập công ty hay thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một tổ chức mới. Tất cả hoạt động thành lập công ty/doanh nghiệp đều theo quy định của pháp luật và tính pháp lý của công ty/doanh nghiệp đó bao gồm: Lĩnh vực/ ngành nghề kinh doanh, hình thức góp vốn, người thành lập, cách thức quản lý, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Thành lập công ty cần những gì?
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
- Chuẩn bị đặt tên cho công ty
- Chọn địa chỉ đặt trụ sở cho công ty
- Lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
- Lựa chọn mức vốn điều lệ công ty phù hợp
- Lựa chọn người đại diện pháp luật có đủ khả năng điều hành doanh nghiệp
- Chuẩn bị các loại giấy tờ thành lập công ty
Thành lập công ty trọn gói
Thành lập công ty trọn gói là một trong những dịch vụ đặc biệt liên quan đến hình thành một doanh nghiệp có mã số thuế và các thủ tục ban đầu với các cơ quan liên quan. Việc thành lập doanh nghiệp còn có nhiều những vấn đề liên quan đến luật và điều kiện của các ngành nghề đặc thù.
>>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Nasalaw
Điều kiện thành lập công ty trọn gói
4 điều kiện để có thể thành lập công ty:
Điều kiện 1:
- Hồ sơ yêu cầu: Chỉ cần CMND/Thẻ Căn Cước hoặc hộ chiếu sao y không quá 03 tháng
Điều kiện 2:
- Vốn điều lệ: Theo năng lực nhà đầu tư, không yêu cầu chứng minh
Điều kiện 3:
- Loại hình TNHH một thành viên thay cho Doanh nghiệp tư nhân
- Loại hình ưa thích: TNHH hoặc cổ phần
Điều kiện 4:
- Khai báo thuế ban đầu
- Mở tài khoản ngân hàng
- Báo cáo thuế online theo hệ thống token và hệ thống khai báo thuế điện tử
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?
Công ty TNHH không có hạn mức tối thiểu về vốn khi đăng ký thành lập. Dù bạn có đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ là 5 triệu, 10 triệu vẫn được tiến hành đăng ký bình thường chỉ trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ.
Thành lập công ty cho từng dịch vụ
Thành lập công ty mới
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin mà doanh nghiệp cần xác định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
- Xác định loại hình doanh nghiệp
Có rất nhiều các loại hình công ty – doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty – doanh nghiệp, từ đó lựa chọn để phù hợp với tầm nhìn phát triển của công ty.
- Đặt tên doanh nghiệp & địa chỉ trụ sở giao dịch
Sau khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty/doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký (trừ những tên của doanh nghiệp đã giải thể hoặc toà án tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp)
- Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty
- Lựa chọn chức danh người đại diện công ty
Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo điều 7 của luật doanh nghiệp)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Thành lập công ty con
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty: Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh.
Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc loại hình doanh nghiệp khác mà soạn thảo hồ sơ tương ứng, thông thường hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) nếu ủy quyền cho công ty luật thực hiện thủ tục
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty.
- Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
- Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, công ty sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: 01 ngày.
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do đó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
>> Xem thêm:
Tại Sao Phải Thành Lập Công Ty? Khi Thành Lập Công Ty Cần Phải Lưu Ý Gì?
Vốn Điều Lệ Là Gì? Những Vấn Đề Xoay Quanh Vốn Điều Lệ Mà Bạn Nên Biết
Thành lập công ty luật
Thủ tục thành lập công ty luật như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động công ty luật
Công ty Luật phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Nơi nộp hồ sơ
Công ty luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật, trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Công ty Luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Thành lập công ty du lịch
Giống như hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh những ngành nghề khác, việc thành lập công ty du lịch bao gồm các bước sau.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu.
- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty góp vốn).
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục, đối với trường hợp không phải trực tiếp đại diện pháp luật nộp hồ sơ.
Nơi nộp hồ sơ:
- Hồ sơ có thể nộp online, theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Hoặc nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.
Thời gian xử lý hồ sơ:
Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh. Hoặc sẽ bổ sung, nộp lại theo yêu cầu của Sở, nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Thành lập công ty bảo vệ
Thủ tục thành lập công ty bảo vệ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thuốc gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
Thành lập công ty xuất nhập khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố là:100.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng).
Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp
Thành lập công ty vận tải
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp vận tải.
– Dự thảo điều lệ.
– Danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp.
– Hợp đồng lao động.
– Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và thành viên sáng lập đối với công ty TNHH.
– Biên bản xác nhận vốn góp.
Nơi nộp hồ sơ:
Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian xem xét hồ sơ:
5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Thành lập công ty tài chính
Hồ sơ thành lập công ty tài chính cổ phần
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 30/2015/TT-NHNN. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu).
+ Dự thảo Điều lệ, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
+ Danh sách, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính.
+ Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn.
+ Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm: Quyết định thành lập; Điều lệ hiện hành; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành; Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp; Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép
Điều 8 Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép như sau:
Bước 1: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 13, Điều 14, khoản 1, 2, 3 Điều 15, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 15, khoản 7 Điều 16 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.
Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
Thành lập công ty uy tín TP.HCM
Nasalaw tự hào là 1 trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Luật uy tín và chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm và dịch vụ tối ưu trong lĩnh vực pháp lý. Không chỉ là một đối tác, một cộng sự mà còn là một người đồng hành pháp lý tuyệt vời cho khách hàng. Nasalaw vẫn đang không ngừng học hỏi và nâng cao chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Nasalaw:
- Khách hàng sẽ được tư vấn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí
- Có tất cả các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ trọn vẹn cho doanh nghiệp các giấy tờ hồ sơ
- Đội ngũ luật sư cùng chuyên viên kế toán nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo tính đúng đắn và an tâm cho khách hàng
- Có hợp đồng cam kết trách nhiệm
- Chi phí hợp lý và luôn được báo giá trọn gói, không phát sinh thêm chi phí.
- Hồ sơ thủ tục khách hàng cung cấp đơn giản, dễ dàng
Dịch vụ thành lập công ty tại Nasalaw không đơn giản chỉ thành lập, chúng tôi sẽ cung cấp mọi dịch vụ pháp lý, thủ tục hành chính liên quan đến công ty bạn nhanh, chính xác, uy tín với chi phí phù hợp nhất.
- Công Ty Luật Nasalaw
- Email: info@nasalaw.vn
- Phone: 0901.30.11.91
- 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
- Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
- MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM