Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Mục lục

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp có vốn được góp một phần hoặc toàn phần từ nhà đầu tư của một quốc gia này trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần có những gì? Cùng tìm hiểu về những thủ tục cần thiết qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

>>>>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ta cần phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dưới đây là những thủ tục cần có:

Đối với những dự án đầu tư thuộc diện theo quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc cho nhà đầu tư kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài trường hợp trên, nhà đầu tư cần thực hiện những thủ tục sau để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Quy trình thực hiện:

  • Nhà đầu tư tiến hành kê khai trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài các thông tin về dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kê khai cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ thì nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ trên Hệ Thống thông tin quốc gia.
  • Việc tiếp nhận, xử lý, trả kết quả, cập nhật tình hình xử lý và cấp mã số cho dự án đầu tư sẽ được Cơ quan đăng ký đầu tư xử lý qua Hệ thống thông tin quốc gia.

 Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây để nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư:

  • Văn bản đề nghị đầu tư vào dự án.
  • Đối với nhà đầu tư cá nhân cần chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; Nhà đầu tư là tổ chức thì cần có những tài liệu để xác nhận tư cách pháp lý như bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác.
  • Trong nội dung của đề xuất dự án đầu tư cần có: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và địa điểm, thời gian, tiến độ, nhu cầu về lao động hay phương án để huy động vốn. Thêm nữa là đánh giá tác động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội.
  • Chuẩn bị bản sao của 1 trong những tài liệu sau đây: Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, BCTC 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, tài liệu thuyết minh hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng hoặc giấy phép xây dựng…
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; Nộp bản sao thỏa thuận cho thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận được quyền sử dụng đất để thực hiện dự án với các trường hợp như không đề nghị Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
  • Giải trình sử dụng công nghệ trong dự án đầu tư nếu có thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình, thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng, thiết bị và dây chuyền công nghệ.
  • Đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì yêu cầu có hợp đồng BCC.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tư, nhà đầu tư sẽ tiến hành hoàn tất thủ tục để bắt đầu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần gồm Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Nếu có cổ đông là tổ chức thì cần danh sách người đại diện theo ủy quyền)
  • Đối với thành viên là cá nhân thì yêu cầu bản sao những giấy tờ sau: Giấy CMND, thẻ CCCD, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  • Đối với thành viên là tổ chức thì yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác, quyết định thành lập doanh nghiệp và văn bản ủy quyền. Thẻ CCCD, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì yêu cầu bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay tài liệu tương đương khác nhưng phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Quyết định bổ nhiệm người quản lý và góp vốn; Đối với thành viên là tổ chức cần thêm danh sách người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp trước đó.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài

>>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Mã số của dự án đầu tư.

– Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

– Tên dự án đầu tư.

– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

– Địa điểm thuê hoặc quyền sử hữu đất thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

– Nguồn vốn đầu tư của dự án bao gồm cả vốn huy động và vốn góp của chủ đầu tư. Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

– Thời hạn hoạt động của dự án.

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Bước đầu xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.

– Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

– Quy định đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp phí theo quy định của pháp luật.

Nội dung công bố bao gồm:

  • Các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần thì cần thêm danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Được thực hiện ngay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với mức lệ phí công bố là 100.000đ. Và sẽ được hoàn trả nếu doanh nghiệp không được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu của công ty

Doanh nghiệp được quyết định loại dấu, hình thức, số lượng và nội dung dấu. Dấu được làm theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số.

Việc quản lý và lưu trữ dấu được thực hiện theo Điều lệ của công ty và phải sử dụng dấu theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoặc công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa liên quan đến người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa).

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Điều kiện chung để cấp Giấy phép kinh doanh

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ, nước cùng với thành viên là Việt Nam đều giam gia Điều ước quốc tế có cam kết mở cửa thị trường cho các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa:
  • Đáp ứng được các điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Lên kế hoạch về tài chính để được đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam thì không còn nợ thuế quá hạn từ 01 năm trở đi.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc vùng lãnh thổ hoặc nước tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc vùng lãnh thổ hoặc nước tham gia.
  • Đáp ứng được các điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Lên kế hoạch về tài chính để được đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Phù hợp

Điều kiện theo ngành để được cấp Giấy phép kinh doanh

  • Đáp ứng được pháp luật chuyên ngành.
  • Giữa các ngành nghề phải có sự cạnh tranh phù hợp.
  • Tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước.
  • Khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh 

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.
  • Bản giải trình có nội dung:

Giải trình về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Kế hoạch kinh doanh: Giới thiệu về nội dung, phương thức vận hành hoạt động kinh doanh. Nhu cầu lao động, kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường, đánh giá tác động của KT – XH lên kế hoạch.

Kế hoạch tài chính: Trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam hơn 01 năm thì BCKQHĐKD trên cơ sở BCTC đã được kiểm toán của năm gần nhất. Giải trình về vốn, nguồn vốn, huy động vốn và tài liệu về khả năng tài chính.

Tình hình kinh doanh trực tiếp hoạt động mua bán hàng hóa, tình hình tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

Tài liệu chứng minh không còn nợ thuế quá hạn từ Cơ quan thuế.

Bản sao các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động khác trực tiếp liên quan đến mua bán.

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh

  • Cơ quan tiếp nhận: Sở công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Thời gian xử lý trong vòng 30-45 ngày làm việc.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn chi tiết về những thủ tục, giấy phép có liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nasalaw chuyên cung cấp dịch vụ trọn gói và hỗ trợ tư vấn về các thủ tục trên một cách nhanh chóng từ việc soạn thảo, nộp và nhận kết quả thực hiện hồ sơ. Nếu gặp bất kỳ rắc rối nào có thể liên hệ ngay với chúng tôi.

>>>>>> Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói

Rate this post
  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM