Những Điều Quan Trọng Trong Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế

Mục lục

Những điều khoản quan trọng trong hợp đồng thương mại quốc tế

Khi soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế, có rất nhiều điều khoản quan trọng mà doanh nghiệp đôi khi bỏ qua vì lối suy nghĩ đơn giản, không lường đến những rủi ro bất khả kháng. Lúc này doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đàm phán và thương lượng phương án xử lý nhằm hạn chế tối đa rui ro phải gánh chịu.

Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng mua bán quốc tế có thể được soạn thảo theo nhiều thứ tiếng. Do cách sử dụng từ ngữ và cách giải thích thuật ngữ của các ngôn ngữ khác nhau nên cần quy định về ngôn ngữ được sử dụng ưu tiên. Điều này sẽ giúp các bên tham gia hợp đồng dễ dàng thương lượng và giải quyết các trường hợp tranh chấp xảy ra.

Điều khoản về tên quy định của hàng hóa

Tên hàng hóa không chỉ là tên gọi để giúp phân biệt giữa các sản phẩm mà còn là yếu tố phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, không thể thiếu xót nhằm tránh trường hợp tranh chấp về sau.

Trong một số hợp đồng, tên quy định của hàng hóa còn kèm theo địa phương sản xuất, mùa vụ,… để khẳng định chất lượng sản phẩm.

Điều khoản về quy cách đóng gói/số lượng/trọng lượng

Trong các điều luật kinh doanh quốc tế, thường áp dụng các hệ thống đo lường khác nhau. Cụ thể là chiều dài, diện tích, trọng lượng,… Do đó, trong điều khoản hợp đồng này, các bên tham gia hợp đồng cần lưu ý đến việc thống nhất đơn vị tính của hàng hóa.

Bên cạnh đó là các yêu cầu về chất lượng bao bì, phương thức đóng gói, phương thức cung cấp bao bì khác (nếu có).

Điều khoản về chất lượng hàng hóa

Tương tự như đơn vị tính, mỗi quốc gia đều có yêu cầu chi tiết về chất lượng nhập khẩu. Doanh nghiệp cần tìm hiểu cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu, và thương lượng các quy định phẩm chất, chất lượng hàng hóa đầy đủ trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Lưu ý: Trong hợp đồng doanh nghiệp nên quy định về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa tại điểm đi và điểm đến, có niêm phong an toàn để tránh những rủi ro bất ngờ.

Điều khoản về chính sách giao hàng

Nội dung của điều khoản này nhằm xác định thời hạn, địa điểm giao – nhận hàng hóa. Bên cạnh đó, các bên tham gia hợp đồng cũng nên thống nhất với nhau về phương thức giao hàng, chi phí giao hàng.

Điều khoản về giá

Để tránh những rủi ro về sự biến động của thị trường, doanh nghiệp cần quy định về đồng tiền định giá, phương pháp định giá và đồng tiền thanh toán.

Nếu thời hạn hợp đồng dài, để tránh những rủi ro từ đồng tiền trượt giá, giá thị trường có biến động, trong hợp đồng nên có thêm điều khoản phụ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.

Các điều khoản hợp đồng khác

Bên cạnh các điều khoản hợp đồng như vừa kể trên, trong hợp đồng thương mại quốc tế còn có một số điều khoản khác như:

  • Điều khoản về kho bãi.
  • Điều khoản về phương thức thanh toán.
  • Điều khoản về chính sách bảo hành – bảo trì.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp.
  • Điều khoản thanh lý hợp đồng.

Bên cạnh đó, còn có phần phụ lục hợp đồng, phần giải thích thuật ngữ.

Một bản hợp đồng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn để tránh những xung đột, tranh cãi hoặc những điều khoản bảo quyền lợi – nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng không phải là dễ dàng. Đặc biệt, thực trạng về luật hiện hành của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn có những khe hở. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được những điều luật này sẽ khó tránh khỏi những rủi ro.

Do đó, để đảm bảo an toàn, doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến từ các chuyên gia am hiểu về luật thương mại quốc tế, am hiểu về luật của các quốc gia tiếp nhận đơn hàng nhập khẩu. Khi tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Nasa Law theo số hotline 0901.30.11.91 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Rate this post
  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM