Mục lục
Làm thế nào để phát triển kinh doanh F&B hiệu quả
Từ sự gia nhập của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đến đến sự phát triển của các thương hiệu Việt. Lĩnh vực kinh doanh F&B tại Việt Nam được nhận định là miếng bánh ngon nhưng để phát triển thành công chuỗi cửa hàng thực phẩm và đồ uống không phải là sự dễ dàng.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của việc kinh doanh F&B
Từ sự thất bại của thương hiệu kinh doanh theo dạng chuỗi như Burger King và Món Huế,… đã để lại nhiều bài học cho các starup có ý định phát triển lĩnh vực F&B.
Sản phẩm phải đảm bảo được tính phù hợp và tính đồng bộ
Thị trường F&B tại Việt Nam có đặc thù rất riêng so với thế giới, tạo nên một cuộc chiến kinh doanh rất khắc nghiệt. Từ sự cạnh tranh của những đối thủ cùng ngành, cùng phân khúc khách hàng như sự cạnh tranh giữa Jollibee, KFC, Lotteria,… Đến những đối thủ tiềm ẩn là các sản phẩm có thể thay thế như cơm gà xối mỡ, phở, hủ tiếu và những món ăn bình dân khác.
Dù là thương hiệu nổi tiếng thế giới hay các thương hiệu starup đều phải đảm bảo đáp ứng được tính phù hợp với thị trường đặc thù tại Việt Nam, đảm bảo được chất lượng sản phẩm đồng bộ, chất lượng dịch vụ ổn định mới có thể duy trì được thương hiệu.
Tầm nhìn quyết định yếu tố sống còn của chuỗi F&B
Những chuỗi cửa hàng kinh doanh F&B thành công, phải đảm bảo được khả năng quy trình hóa để tạo ra sản phẩm đồng bộ, giữ vững chất lượng dịch vụ và kiểm soát được yếu tố con người để ổn định từng cửa hàng trong hệ thống chuỗi cửa hàng.
Đặc biệt, các chuỗi cửa hàng F&B cần phải có chiến lược kinh doanh linh hoạt, đảm bảo sự phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.
Mở rộng thị phần phải cân nhắc đến nội lực của doanh nghiệp
Để phát triển mô hình kinh doanh dạng chuỗi, doanh nghiệp cần có năng lực quản trị, những yếu tố nền tảng và khả năng kiểm soát hoạt động của các cửa hàng chi nhánh để đảm bảo uy tín thương hiệu.
Đặc biệt là khả năng kiểm soát cân đối tài chính. Do đó, khi doanh nghiệp muốn mở rộng điểm bán cần cân nhắc, đo lường, dự đoán về doanh thu và khả năng thu hồi vốn, biên độ lợi nhuận mới có thể sống xót trong cơn bão thị trường F&B.
Nắm bắt xu hướng kinh doanh F&B trong năm 2020
Để thành công, bạn nhất định phải biết 3 xu hướng kinh doanh phát triển song hành cùng thời đại công nghệ 4.0 dưới đây.
Thực phẩm “homemade” phủ sóng thị trường F&B Việt Nam
Trước những nguy cơ thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc thì những thương hiệu “organic”, thương hiệu “nhà làm” đang trở thành xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng. Họ sẵn sàng trả với giá cao hơn so với các loại đồ ăn thức uống khác. Đây là thị trường đầy tiềm năng đang chờ các doanh nghiệp phát triển.
Xu hướng sống xanh và sống lành mạnh của người tiêu dùng
Không chỉ riêng tại Việt Nam, mà ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, người tiêu dùng đang hướng đến xu hướng sống xanh, sống lành mạnh, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm và đồ uống đã hướng đến loại bỏ dần việc thải rác thải nhựa ra môi trường, dần thay thế túi nilon bằng túi giấy,… Các sản phẩm này đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xu hướng giao hàng tận nơi
Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa ngành F&B với công nghệ 4.0, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển cũng đều phải tận dụng cơ hội kinh doanh này. Cuộc sống bận rộn, ngại nấu ăn, khói bụi, kẹt xe,… khiến nhu cầu ăn uống tại nhà tăng cao.
Cùng với sự phát triển của các dịch vụ giao thức ăn nhanh từ các doanh nghiệp vận tải như grab, foody, goviet,… tạo cơ hội cho lĩnh vực kinh doanh F&B phát triển mạnh mẽ hơn dịch vụ giao hàng tận nơi giá rẻ.
- Công Ty Luật Nasalaw
- Email: info@nasalaw.vn
- Phone: 0901.30.11.91
- 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
- Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
- MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM