Mục lục
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp mới hình thành và họ gặp nhiều thiếu sót về những thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp dẫn đến bị phạt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về những thủ tục doanh nghiệp phải làm khi mới thành lập.
Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Việc đầu tiên cần được làm sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là thiết lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu. Đây là bước rất quan trọng đối với những doanh nghiệp mới thành lập.
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trong vòng 30 ngày kể từ lúc nhận giấy đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ chi tiết gồm có:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc và bổ nhiệm kế toán.
- Tờ khai đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Bản sao giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua điện tử.
>>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Đó chính là kê khai và nộp thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế.
Thời gian nộp thuế môn bài
Doanh nghiệp mới thành lập cần phải kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý. Và thời gian nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng khi đã bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, thì có thể kê khai và nộp thuế trong vòng 30 ngày.
Mức thu lệ phí môn bài
- Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/ năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/ năm.
Treo biển tại trụ sở công ty, doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp cần phải viết tên và gắn vào trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện. Nếu sau khi thành lập doanh nghiệp mà vẫn chưa treo biển thì có thể không cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn và có thể bị phạt hành chính từ 10 – 15 triệu đồng.
Thông tin cần có trên bảng hiệu là: Thông tên về công ty như tên, địa chỉ, mã số thuế, đây đều là những thông tin bắt buộc theo luật doanh nghiệp.
Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng
Bất kỳ doanh nghiệp mới thành lập nào cũng cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, nộp thuế điện tử.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản ngân hàng như sau:
- Giấy đề nghị mở tài khoản có chữ ký của người đại điện doanh nghiệp và con dấu doanh nghiệp.
- Bản sao y giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện công ty.
- Thông báo đã đăng tải dấu công ty lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Một số giấy tờ khác có thể được yêu cầu như: Quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ thành lập doanh nghiệp và quan trọng là bản sao y CMND của kế toán trưởng.
Sau khi tài khoản đã mở, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch trong khoảng 10 ngày.
Một doanh nghiệp có thể dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhưng một tài khoản thì chỉ dùng cho một doanh nghiệp suy nhất.
>>>>> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Đăng ký chữ ký số – Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Các doanh nghiệp có nhiều hồ sơ, thủ tục qua mạng như giao dịch ngân hàng, bảo hiểm xã hội hay hợp đồng online… Chính vì lý do này để tiết kiệm thời gian đi lại in ấn, đóng dấu…thì doanh nghiệp tiến hành đăng ký chữ ký số điện tử.
Tương tự như tài khoản ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số thì chỉ dùng cho một doanh nghiệp suy nhất.
Chữ ký số phải được đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng chấp nhận, có thể mua chữ số tại tại một số đơn vị như: Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA…
Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng trực tiếp được sử dụng dưới cả hình thức hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Dù có sử dụng hóa đơn theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng đều phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn và gửi lên cơ quan thế để quản lý.
- Đối với hóa đơn giấy:Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.
- Đối với hóa đơn điện tử:Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng.
Nasa Law đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về những công việc mà doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập. Doanh nghiệp hay công ty hãy chú ý về những thủ tục này để tránh bị phạt không đáng có nhé!
>>>>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
- Công Ty Luật Nasalaw
- Email: info@nasalaw.vn
- Phone: 0901.30.11.91
- 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
- Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
- MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM