Khi Nào Cần Phải Đăng Ký Sáng Chế – Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Mục lục

Đăng ký sáng chế là việc làm hết sức quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Giấy chứng nhận này sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức một sự tin tin mạnh mẽ , cho sản phẩm trí tuệ của mình khỏi các hành vi xâm phạm. Từ đó giúp chủ sở được toàn quyền khai thác triệt để  giá trị thương mại từ sáng chế của mình.

Tuy nhiên, đây lại là thủ tục phức tạp nhất trong các dịch vụ sở hữu trí tuệ. Nó đòi hỏi người muốn bảo hộ sản phẩm trí tuệ của mình không chỉ nắm rõ về các tính năng, kỹ thuật của sáng chế mà còn phải am hiểu các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), quy trình đăng ký sáng chế. Vì thế, NASALAW sẽ tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc đăng ký quyền sáng chế, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa đăng ký bằng sáng chế là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Còn đăng ký bằng sáng chế là việc chủ sở hữu tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp, độc quyền của sáng chế đó. Tuy nhiên, không phải sáng chế nào cũng được cơ quan chức năng bảo hộ dưới hình thức đăng ký độc quyền, mà sản phẩm đó cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Sáng chế phải có tính mới, không trùng lặp với sáng chế đã đăng ký

Sáng chế phải có tính sáng tạo, có các đặc tính kỹ thuật mới

Sáng chế phải có khả năng áp dụng chế tạo, sản xuất…

Trong 03 điều kiện trên, chủ sở hữu cần chú ý đặc biệt đến “tính mới” của sáng chế, có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.

Quy trình thành lập công ty tại Nasalaw

Khi nào cần đăng ký bằng sáng chế:

Quyền sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng.

Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ duy nhất chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu mà không cần chứng cứ khác.

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Lưu ý để phân biệt với “phát minh” là những gì con người phát hiện ra, nhận thức được đã tồn tại sẵn trong tự nhiên, không do con người tạo ra. Trong thời bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu kiểu dáng có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình, bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Bằng việc khai thác và sử dụng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình.

Chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ của mình.

Tại Việt Nam sáng chế được bảo hộ dưới các đối tượng nào?

Việt Nam quy định về bằng sáng chế được chia thành 02 cấp độ để khuyến khích sự sáng tạo: Bằng sáng chế và bằng giải pháp hữu ích

  • Bảo hộ sáng chế (Khi giải pháp đáp ứng điều kiện: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp). Thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm.
  • Bảo hộ giải pháp hữu ích (Khi giải pháp đáp ứng điều kiện: tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp). Thời gian bảo hộ của giải pháp hữu ích là 10 năm.

Dịch vụ tư vấn đăng ký sáng chế tại NASALAW

  • Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Tra cứu không chính thức hoặc chính thức thông tin sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập (Tra cứu tình trạng kỹ thuật liên quan đến Sáng chế/ Giải pháp hữu ích);
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ;
  • Chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Theo dõi tiến trình xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ, soạn thảo công văn giấy tờ giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký sáng chế;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích.
  • Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
  • Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Qua bài viết trên chúng tôi đã đề cập đến những thông tin về dịch vụ đăng ký quyền sáng chế, hi vọng sẽ đem lại thông tin bổ ích cho quý khách. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch đăng ký quyền sáng chế, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Công Ty Luật TNHH Nasalaw

  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM

 

 

 

 

 

Rate this post
  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM