Tư Vấn Thay Đổi Giấy Phép Kinh Doanh

Mục lục

TƯ VẤN THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

Khi nào cần thay đổi giấy phép kinh doanh? Các quy định về thay đổi giấy phép và thời gian thực hiện như thế nào? Nasalaw xin trân trọng giới thiệu đến các bạn Dịch vụ tư vấn Thay đổi giấy phép kinh doanh tại Nasalaw.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường phát sinh điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh. Nasalaw xin liệt kê chi tiết các thủ tục tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh để quý khách tiện tham khảo. 

CÁC NỘI DUNG TƯ VẤN THAY ĐỔI GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

  1. TƯ VẤN THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY
  2. TƯ VẤN THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ
  3. TƯ VẤN HAY ĐỔI THÀNH VIÊN HOẶC CỔ ĐÔNG CÔNG TY
  4. TƯ VẤN THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT / CHỦ SỞ HỮU
  5. TƯ VẤN THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
  6. TƯ VẤN THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
  7. TƯ VẤN THAY ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY
  8. TƯ VẤN CẬP NHẬT THÔNG TIN TRÊN GIẤY PHÉP KINH DOANH

thay đổi giấy phép

TƯ VẤN THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

Trường hợp thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tra cứu tên dự kiến thay đổi để đảm bảo phù hợp với quy định và không trùng với tên của các doanh nghiệp khác.
  • Sau khi được cấp giấy phép mới, doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu mới và công bố lên Cổng đăng ký kinh doanh Quốc Gia về Doanh nghiệp.
  • Nộp thông báo thay đổi thông tin hóa đơn tới Cơ quan thuế. Trường hợp tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì doanh nghiệp phải khắc con dấu tên mới để đóng kèm lên các hóa đơn tính từ ngày thay đổi tên công ty. Doanh nghiệp cũng có thể hủy hóa đơn cũ và in lại hóa đơn theo thông tin mới.
  • Liên hệ Ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch để cập nhật thông tin mới của Công ty.
  • Chỉ nên thay đổi thông tin như bảng hiệu công ty, namecard…. khi đã được cấp tên mới, tránh trường hợp lãng phí không cần thiết.

TƯ VẤN THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ

Khi thay đổi địa chỉ trụ sở công ty, có 2 trường hợp sau:

Thay đổi địa chỉ công ty không thay đổi cơ quan quản lý thuế (thay đổi địa chỉ cùng quận, huyện, hoặc công ty thuộc Cục thuế cấp tỉnh quản lý)

  • Doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh để xin cấp giấy phép mới.

Thay đổi địa chỉ công ty dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế (thay đổi địa chỉ khác quận, huyện, hoặc chuyển địa chỉ sang tỉnh khác), doanh nghiệp cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

  • Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ chuyển cơ quan quản lý thuế trước khi nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ chuyển thuế bao gồm mẫu 08-MST và các tờ khai thuế chốt số liệu hóa đơn tại thời điểm chuyển đi.
  • Một số cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn tất nghĩa vụ thuế, đóng các khoản nợ thuế tồn đọng trước khi chuyển đi.
  • Khắc con dấu mới và cập nhật mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia.

Lưu ý chung:

  • Đối với hóa đơn VAT, nếu sử dụng tiếp phải nộp mẫu thay đổi thông tin hóa đơn nộp cho cơ quan thuế, đồng thời khắc con dấu địa chỉ để đóng vào các hóa đơn xuất ra tính từ ngày thay đổi giấy phép kinh doanh. Nếu hủy hóa đơn doanh nghiệp in lại và phát hành hóa đơn theo thông tin mới.
  • Liên hệ ngân hàng nơi mở tài khoản công ty để cập nhật thông tin mới.
  • Treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh mới theo quy định.

TƯ VẤN THAY ĐỔI THÀNH VIÊN HOẶC CỔ ĐÔNG CÔNG TY

TƯ VẤN THAY ĐỔI THÀNH VIÊN  CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Thủ tục này được hiểu đơn giản là việc thành viên công ty định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, dẫn đến việc thay đổi danh sách thành viên công ty TNHH trên giấy phép kinh doanh.

Lưu ý chung:

  • Hồ sơ thay đổi thành viên phải có bản sao y chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu của thành viên mới.
  • Cá nhân muốn chuyển nhượng phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp. Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên.
  • Sau khi thay đổi, doanh nghiệp tiến hành lập Sổ danh sách thành viên mới và các chứng nhận góp vốn cho các thành viên.
  • Nếu thay đổi thành viên dẫn đến việc chỉ còn 01 thành viên duy nhất, doanh nghiệp phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành Công ty TNHH một thành viên.
  • Trường hợp thành viên mới là pháp nhân, thì pháp nhân đó cần cử ra một người để quản lý phần vốn góp của công ty.
  • Trường hợp cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp, làm hồ sơ khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn nộp tới cơ quan thuế trong vòng 10 ngày tính từ ngày thay đổi.
TƯ VẤN THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

Công ty cổ phần được thành lập với tối thiểu 03 cổ đông, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu thay đổi cổ đông và chuyển nhượng cổ phần.

  • Luật doanh nghiệp mới quy định Phòng đăng ký kinh doanh không còn quản lý danh sách cổ đông công ty Cổ Phần. Các trường hợp thay đổi cổ đông và chuyển nhượng vốn công ty Cổ Phần được doanh nghiệp thực hiện nội bộ thông qua việc thiết lập danh sách cổ đông mới kèm theo các hợp đồng chuyển nhượng, giấy chứng nhận góp vốn.
  • Trường hợp thay đổi cổ đông dẫn đến thay đổi số vốn (tăng vốn hoặc giảm vốn) thì doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định. Lúc đó Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ căn cứ vào danh sách cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ.
  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần (thuế suất = 0,1% x giá trị chuyển nhượng) trong vòng 10 ngày từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.

thay đổi giấy phép kinh doanh

TƯ VẤN THAY ĐỔI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CÔNG TY, CHỦ SỞ HỮU

  • Đại diện pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Luật doanh nghiệp mới quy định công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện pháp luật.
  • Doanh nghiệp phải có ít nhất 1 người đại diện pháp luật cư trú tại Việt Nam, trường hợp xuất cảnh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Trường hợp thay đổi đại diện pháp luật công ty TNHH một thành viên, hồ sơ được thông qua bởi Chủ sở hữu công ty. Đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc Cổ phần thì cần có biên bản họp hội đồng thành viên / cổ đông đồng ý với nội dung thay đổi đại diện pháp luật.
  • Thay đổi chủ sở hữu chỉ áp dụng với loại hình công ty TNHH một thành viên, lúc đó phần vốn góp và tài sản công ty được chuyển giao cho Chủ sở hữu mới thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn.
  • Thay đổi chủ sở hữu phát sinh chuyển nhượng vốn nên cần kê khai thuế TNCN theo quy định.\

TƯ VẤN THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là nội dung được doanh nghiệp làm nhiều nhất, vậy khi nào cần thay đổi ngành nghề, đăng ký mã ngành sao cho phù hợp? Nasalaw xin cung cấp một số lưu ý sau về ngành nghề kinh doanh:

  • Luật doanh nghiệp mới đã có những thay đổi tích cực, qua đó doanh nghiệp có thể đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
  • Hiện Phòng đăng ký kinh doanh không yêu cầu cung cấp Chứng chỉ hành nghề khi bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Quy định vốn pháp định không còn, tuy nhiên một số ngành nghề vẫn yêu cầu số vốn điều lệ tối thiểu mới có thể đăng ký (ví dụ như kinh doanh bất động sản, cung ứng lao động…)
  • Khi chưa có ngành nghề kinh doanh nào đó, doanh nghiệp vẫn có thể xuất hóa đơn VAT trước nếu có nhu cầu gấp, sau đó tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề cho phù hợp.
  • Hiện nay giấy phép kinh doanh không còn thể hiện danh mục ngành nghề, thay vào đó doanh nghiệp có thể tra cứu ngành nghề trên Cổng thông tin Quốc Gia. Đối với hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo cập nhật ngành nghề kinh doanh mới.

TƯ VẤN THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY

Nasalaw xin chia sẻ một số thông tin chung về vốn điều lệ:

  • Trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 được áp dụng, các khái niệm về vốn công ty, đặc biệt đối với công ty cổ phần chưa đủ rõ ràng, chưa thật chặt chẽ và có sự chưa thống nhất. Điều này đã gây ra những tác động không mong muốn như nhầm lẫn về cơ cấu sở hữu thực tế trong doanh nghiệp, tranh chấp không đáng có trong nội bộ công ty.
  • Hiện nay, khái niệm vốn điều lệ trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã xác định cụ thể là vốn thực góp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
  • Như vậy, chỉ có tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ mới là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp/đăng ký mua vào công ty. Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.
TƯ VẤN Các trường hợp tăng vốn điều lệ

Đối với tăng vốn công ty TNHH:

  • Chủ sở hữu / thành viên công ty góp thêm vốn
  • Huy động thêm vốn góp từ người khác

Trường hợp công ty tnhh một thành viên huy động thêm vốn góp từ người khác thì cần chuyển đổi loại hình công sang công ty tnhh hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Đối với tăng vốn công ty Cổ Phần:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, đây là hoạt động mua cổ phần chào bán của công ty để tăng vốn tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ, do công ty cổ phần không được chào bán trực tiếp cổ phần cho người không phải là cổ đông công ty nếu không thực hiện thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ
  • Tăng vốn thông qua việc trả cổ tức trong công ty, theo khoản 6 điều 132 Luật doanh nghiệp 2014: “Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.”
TƯ VẤN Các trường hợp giảm vốn điều lệ

Đối với giảm vốn công ty TNHH một thành viên:

  • Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động trên 02 năm và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật này.

Đối với giảm vốn công ty TNHH hai thành viên:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật này.

Đối với giảm vốn công ty Cổ Phần:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

TƯ VẤN THAY ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY

  • Thay đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên khi tiếp nhận thêm thành viên mới, doanh nghiệp không cần thay đổi tên hoặc con dấu, (trừ trường hợp tên cũ có chứa chữ “Một thành viên”)
  • Thay đổi từ Công ty TNHH sang công ty Cổ Phần, doanh nghiệp cần thay đổi tên và con dấu.
  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ giải quyết quyền lợi cho người lao động ở công ty được chuyển đổi, đồng thời tiếp quản các nghĩa vụ pháp lý từ công ty được chuyển đổi.
  • Trường hợp chuyển đổi loại hình công ty có phát sinh hợp đồng chuyển nhượng vốn/ cổ phần thì doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai thuế TNCN theo quy định

thay đổi giấy phép kinh doanh

TƯ VẤN CẬP NHẬT THÔNG TIN TRÊN GIẤY PHÉP KINH DOANH

Đối với các trường hợp sau doanh nghiệp cần làm hồ sơ cập nhật trên Phòng đăng ký kinh doanh:

  • Cập nhật số điện thoại, email, website, số fax
  • Cập nhật thông tin cá nhân của thành viên công ty, đại diện pháp luật công ty
  • Cập nhật số CMND, CCCD, Hộ chiếu
  • Cập nhật số tài khoản ngân hàng
  • Cập nhật thông tin đăng ký thuế
  • Cấp lại giấy phép kinh doanh bị thất lạc

Nasalaw trân trọng hỗ trợ tư vấn, tư vấn thiết lập hồ sơ Thay đổi Giấy phép kinh doanh cho Quý Doanh nghiệp. Nếu bạn cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ trực tiếp với Nasalaw để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm:

  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM