Đăng ký nhãn hiệu

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Có thể nói, nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp. Theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhãn hiệu được hiểu là: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác. Nhãn hiệu vẫn được nhắc đến trong hoạt động kinh doanh theo một tên gọi khác là “thương hiệu”:

đăng ký nhãn hiệu

“Công ty luật Nasalaw cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói – Hotline: 0901.30.11.91”

CÔNG TY LUẬT – ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NASALAW

Tra cứu nhãn hiệu

Trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau đó chủ sở hữu cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu. Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền. Tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ sở hữu.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

 

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Nasalaw:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
  • Nasalaw sẽ tư vấn và tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng muốn tra cứu chuyên sâu đánh giá cao nhất khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Nasalaw sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu.
  • Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng, bởi chỉ các đơn vị tư vấn là đại diện sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng đăng ký nhãn hiệu cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên qua đến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

 

  • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Nasalaw).

Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu là gì?

 

Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu?

 

Tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

 

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Nhưng quan trọng nữa là việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?

 

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các bước thực hiện thủ tuc đăng ký nhãn hiệu

 

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Ký ủy quyền (theo mẫu của Nasalaw).

Thời hạn thẩm định hình thức

 

  • 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

 

02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Thời hạn thẩm định nội dung

 

  • 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Thời hạn cấp văn bằng

 

  • 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
  • Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
  • Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

 

Nhãn hiệu đươc bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của công ty luật Nasalaw

 

  • Công ty luật Nasalaw hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu miễn phí sơ bộ nhãn hiệu. Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu nếu chưa tìm được đối chứng tương tự với nhãn hiệu tra cứu doanh nghiệp tiến hành tra cứu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
  • Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
  • Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
  • Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu: tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước trên thế giới vì tùy thuộc vào luật pháp của mỗi nước quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu;
  • Tư vấn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở từng nước hoặc đăng ký qua hệ đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký. Khi đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.
  • Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
  • Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
  • Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;

 

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Các doanh nghiệp, cá nhân tham gia quá trình kinh doanh đều biết được tầm quan trọng của nhãn hiệu. Nhưng cụ thể tầm quan trọng nó được thể hiện ở những khía cạnh nào? Nasalaw trân trọng liệt kê những lý do đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

  • Được bảo hộ về mặt pháp lý tối đa nhất khi nhãn hiệu của bạn giống hoặc tương tự với một nhãn hiệu khác:

Việc đăng ký nhãn hiệu ngay từ lúc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh. Khi đó, bạn xem xét trong lĩnh vực của mình đã có nhãn hiệu nào tương tự như vậy chưa? Nếu chưa có bạn cần đăng ký bảo hộ ngay nhãn hiệu của mình. Khi nộp đơn thì bạn đã được pháp luật ưu tiên bảo hộ và nó được bảo hộ gần như tuyệt đối khi nhãn hiệu đó được cấp văn bằng bảo hộ.

  • Bảo vệ doanh nghiệp bạn khỏi các hành vi sao chép, giả mạo

Việc sao chép, giả mạo nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ là hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ sẽ được độc quyền nhãn hiệu và người khác sao chép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn nhận thấy hành vi xâm phạm nhãn hiệu của thì có quyền kiện ra tòa yêu cầu tiêu hủy sản phẩm/dịch vụ giả mạo và  bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu nhãn hiệu đã được đăng ký thì việc chứng minh yêu cầu khởi kiện tại tòa án vô cùng dễ dàng và được pháp luật bảo vệ. 

  • Cơ hội cho doanh nghiệp phát triển và làm tăng giá trị thương mại cho doanh nghiệp

Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ làm quá trình thương mại hóa trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có quyền khai thác độc quyền nhãn hiệu hoặc thực hiện việc nhượng quyền nhãn hiệu đó cho nhiều doanh nghiệp khác. Việc nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ là điều kiện tiên quyết để phát triển lâu dài. Khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu để lựa chọn trên thị trường và trong quá trình giao dịch. Để sản phẩm/dịch vụ phát triển mạnh mẽ trên thị trường cần thiết thực hiện việc bảo hộ.

Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hãy ngay lập tức liên hệ với chuyên viên, luật sư tại Nasalaw để được tư vấn và hoàn tất hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm:

  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM