Thành Lập Văn Phòng Đại Diện

Mục lục

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện khác với chi nhánh hay địa điểm kinh doanh là không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thành lập Văn phòng đại diện sẽ tạo thuận tiện cho khách hàng dễ dàng liên hệ với công ty chính tại mỗi khu vực lãnh thổ khác nhau.

Thủ tục Thành lập văn phòng đại diện

Nasalaw xin giới thiệu tới quý khách hàng thủ tục liên quan đến việc thành lập Văn phòng đại diện công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2020, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.

thành lập văn phòng đại diện

“Nasalaw thực hiện dịch vụ thành lập văn phòng đại diện chuyên nghiệp, trọn gói”

Đặt tên cho Văn phòng đại diện

Khi đặt tên cho Văn phòng đại diện phải thực hiện theo đúng quy định như sau:

  • Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên Văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.

Thẩm quyền cấp phép

Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện

Theo Điều 45 của Luật Doanh Nghiệp 2020, hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:

  • Thông báo thành lập Văn phòng đại diện;
  • Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu Văn phòng đại diện.
  • Văn bản ủy quyền cho Nasalaw thực hiện thủ tục – áp dụng trong trường hợp Nasalaw cung cấp dịch vụ thành lập Văn phòng đại diện công ty tới khách hàng.

Thời gian xử lý hồ sơ

03 ngày làm việc

(không tính ngày nộp và ngày nhận hồ sơ)

 

NHỮNG LƯU Ý VỀ VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Chế độ kế toán của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty nhưng khác với chi nhánh hay địa điểm kinh doanh thì văn phòng đại diện không trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, văn phòng đại diện không thể tự xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không ký hợp đồng thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ những hợp đồng phục vụ cho hoạt động của văn phòng đại diện). Văn phòng đại diện không thể lựa chọn hình thức hạch toán như chi nhánh mà luôn luôn phụ thuộc vào công ty mẹ.  

Các loại thuế Văn phòng đại diện công ty cần phải nộp

Theo quy định cũ trước đây, văn phòng đại diện không phải đóng bất cứ loại thuế nào. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì văn phòng đại diện đã phải đóng thuế thuế môn bài. Mức thuế môn bài mà văn phòng đại diện đóng là 1.000.000 đồng/năm.

Do không thực hiện chức năng kinh doanh nên văn phòng đại diện không có nghĩa vụ đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nasalaw trân trọng hỗ trợ tư vấn, thiết lập hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện trọn gói cho doanh nghiệp Quý khách hàng vui lòng liên hệ Nasalaw khi cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc thành lập Văn phòng đại diện công ty.

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm:

  • Công Ty Luật Nasalaw
  • Email: info@nasalaw.vn
  • Phone: 0901.30.11.91
  • 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
  • Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
  • MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM