Mục lục
THÀNH LẬP CHI NHÁNH
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty. Chi nhánh có ưu điểm là có thể thực hiện được toàn bộ các chức năng kinh doanh của công ty và có thể kê khai thuế độc lập so với công ty. Việc thành lập chi nhánh sẽ tạo thuận tiện cho khách hàng theo từng khu vực địa lý đồng thời cũng là cách để công ty mở rộng thị trường. Nasalaw xin giới thiệu tới quý khách hàng thủ tục liên quan đến việc thành lập chi nhánh công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2020, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.
Đặt tên cho chi nhánh | Khi đặt tên cho chi nhánh phải thực hiện theo đúng quy định như sau:
|
Thẩm quyền cấp phép | Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở. |
Hồ sơ thành lập chi nhánh | Theo Điều 45 của Luật Doanh Nghiệp 2020, hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
|
Thời gian xử lý hồ sơ | 03 ngày làm việc (không tính ngày nộp và ngày nhận hồ sơ) |
NHỮNG LƯU Ý VỀ VIỆC THÀNH LẬP CHI NHÁNH
Lựa chọn hình thức hạch toán
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty nhưng khác với văn phòng đại diện, chi nhánh có thể thực hiện trọn vẹn tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty; chi nhánh cũng khác với địa điểm kinh doanh là có thể lụa chọn được hình thức hạch toán kế toán độc lập hay phụ thuộc. Doanh nghiệp cần kê khai độc lập doanh thu thì có thể lựa chọn hình thức kế toán: Hạch toán độc lập cho chi nhánh.
Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh là chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công ty khi thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình.
- Trường hợp hạch toán độc lập: Chi nhánh kê khai và nộp thuế tại cơ quan thuế chi nhánh;
- Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Nếu cùng tỉnh với công ty mẹ thì kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh thì kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế tại chi nhánh đó.
Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng so với công ty mẹ.
Các loại thuế chi nhánh công ty cần phải nộp
- Thuế môn bài: Chi nhánh công ty thực hiện đóng thuế môn bài với mức cố định là 1.000.000 đồng/năm.
- Thuế Giá trị gia tăng:
Chi nhánh tự kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh nếu Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc chi nhánh khác tỉnh. Chi nhánh sẽ kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại Trụ sở chính nếu: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc không phát sinh doanh thu hoặc cùng tỉnh với trụ sở chính của công ty mẹ.
Kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
Chi nhánh hạch toán độc lập.
Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính.
Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
Không phát sinh doanh thu, hoặc
Cùng tỉnh với trụ sở chính
Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nếu phát sinh lợi nhuận từ các hoạt động của chi nhánh thì chi nhánh cũng sẽ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về Thuế. Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Công ty sẽ kê khai và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp luôn phần của chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh tự kê khai và tự đóng thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.
Lưu ý:
Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập chi nhánh công ty, các trường hợp được miễn thuế môn bài năm 2020 bao gồm:
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp
Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc
Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài
Nasalaw trân trọng hỗ trợ tư vấn, thiết lập hồ sơ thành lập chi nhánh trọn gói cho doanh nghiệp. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Nasalaw khi cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc thành lập chi nhánh công ty.
Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm:
- Công Ty Luật Nasalaw
- Email: info@nasalaw.vn
- Phone: 0901.30.11.91
- 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
- Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
- MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM