Mục lục
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Thị trường Việt Nam không chỉ thu hút mạnh nguồn vốn FDI mà kéo theo đó là nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ngày càng lớn. Để tạo sự minh bạch, rõ ràng trong hành lang pháp lý thì nhà nước quy định về việc cấp giấy phép lao động đối với các lao động nước ngoài.
Nasalaw trân trọng gửi tới quý khách hàng các thông tin pháp lý cần thiết khi thực hiện thủ tục Cấp giấy phép lao động theo văn bản pháp luật hiện hành có giá trị thi hành từ 01/01/2021.
Đối tượng không phải cấp giấy phép lao động | Không phải tất cả người lao động nước ngoài tại Việt Nam là phải cấp giấy phép lao động. Những đối tượng sau đây không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động, gồm:
Khi người lao động không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động thì sẽ làm hồ sơ để cơ quan Lao động thương binh và xã hội xác nhận. Hồ sơ xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm:
Lưu ý: Các giấy tờ nộp hồ sơ là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. |
Điều kiện để được tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam | Để tuyển dụng và sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam, cần tuân thủ điều kiện sau:
|
Hồ sơ để cấp giấy phép lao động | Khi có đủ điều kiện để tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần lập hồ sơ để cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Hồ sơ chuẩn bị gồm:
+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục; + Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; + Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm; + Chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; + Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp thực hiện hợp đồng lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; + Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc; ü Đối với một số trường hợp đặc biệt: + Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp và các giấy tờ như hồ sơ cấp giấy phép lao động mới, trừ: giấy khám sức khỏe, lý lịch tư pháp và văn bản chứng minh nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. + Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp cùng các giấy tờ như cấp mới, trừ giấy khám sức khỏe, lý lịch tư pháp. Lưu ý: Các giấy tờ nộp hồ sơ là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. |
Thời hạn của giấy phép lao động | Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm |
Quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam | Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài:
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động:
Bước 3: Ký hợp đồng lao động và nộp lại hợp đồng lao động tới cơ quan cấp phép: Đối với người lao động làm việc theo dạng hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải gửi bản sao y công chứng hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động. Bước 4: Cấp thẻ tạm trú Sau khi được cấp Giấy phép lao động, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động dựa trên Giấy phép lao động đã được cấp. Thời hạn của thẻ tạm trú bằng với thời hạn của Giấy phép lao động. |
Cơ sở pháp lý |
|
Các dịch vụ của Nasalaw về giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:
- Tư vấn cụ thể các điều kiện để được cấp giấy phép lao động;
- Xây dựng, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ để cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam;
- Thực hiện các thủ tục để xác nhận người lao động thuộc diện miễn giấy phép lao động;
- Thực hiện thủ tục cấp thẻ tạm trú sau khi cấp giấy phép lao động.
- Công Ty Luật Nasalaw
- Email: info@nasalaw.vn
- Phone: 0901.30.11.91
- 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
- Giấy ĐKHĐ số: 41.02.8432/TP/ĐKHĐ
- MST: 0316826829 Ngày cấp: 26/04/2018 tại Sở Tư Pháp TPHCM